Xác định cung và hướng nhà theo phong thủy

Xác định cung và hướng nhà sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc bố trí các không gian sinh hoạt và đồ dùng nội thất sao cho phù hợp với đặc điểm phong thủy của ngôi nhà.

Phong thủy về nhà cửa phân biệt trong nhà (nội thất) và xung quanh nhà (ngoại thất). Từ trung tâm căn nhà, người ta vẽ ra 8 vùng như các múi của một trái cam. Các vùng này là 8 vùng dựa theo 8 hướng Bắc, Ðông-bắc, Ðông, Ðông-nam, Nam, Tây-nam, Tây, và Tây-bắc. Trong ngôn ngữ Phong thủy, người ta gọi đó là 8 cung hoặc 8 phương-vị.

Hình vẽ một căn nhà sau đây là một thí dụ điển hình:

z1904 56 Xác định cung và hướng nhà theo phong thủy

Các quẻ Càn, Khảm, Cấn … ghi trong hình vẽ này là dựa theo thuyết Phong-thủy cổ truyền đặt căn bản trên Hậu-Thiên Bát Quái. nên người ta còn gọi các cung này bằng tên của các quẻ như cung Càn thay vì cung Tây-bắc. Các lằn phân chia cung trong nhà này có thể kéo dài ra ngoài căn nhà và từ đó trở nên các cung bên ngoài căn nhà. Ðiều đáng quan tâm là chúng ta cần phân biệt rõ ràng giửa cung (cung vị) và hướng vì cung là tượng trưng cho vị trí chứ không tượng trưng cho hướng mà vị trí này được phân chia dựa trên hướng nên người ta lấy tên hướng mà đặt cho cung tạo ra sự lẫn lộn giửa cung và hướng. Thí dụ như trong hình vẻ trên đây thì cửa chính của căn nhà nằm trên vị trí Ðông – Chấn của căn nhà nhưng cửa nhà lại hướng về phía Ðông ở góc 106 độ so với hướng Bắc từ trường.

Cửa sổ phía trước nhà này nằm ở cung Ðông-nam – Tốn và quay về cùng một hướng với cửa chính của căn nhà tức là quay về hướng Ðông ở góc độ 106 so với hướng Bắc từ-trường. Hướng Bắc từ-trường là hướng Bắc được đo bằng kim chỉ nam (compass) trong khi hướng Bắc thực của trái đất thì lại lệch qua bên một chút. Khoa Phong-thủy dựa trên hướng Bắc từ-trường. Chúng ta cũng nên biết rằng hướng Băc từ-trường lại sai lệch mổi năm một chút tùy theo vị trí của chổ đó trên trái đất khiến cho sự đo hướng trở thành một vấn đề quan trọng cần để ý. Trung-tâm của căn nhà lại có nhiều cách để xác định nhưng một chút sai lạc về vị trí trung tâm không làm thay đổi đáng kể trên phương diện phong-thủy vì chúng ta ai cũng muốn bài trí xa các biên giới giửa các cung cho chắc ăn.

Các phương pháp định vị trí trung tâm (còn gọi là điểm lập cực) thường được dùng là:

1. Đối với các nhà có hình chữ nhật hay hình vuông thì giao điểm 2 đường chéo là trung tâm căn nhà.

2. Ðối với các căn nhà bị khuyết một góc nhõ hơn 1/3 cạnh căn nhà thì lại coi như là chổ

khuyết này không bị khuyết và từ đó tìm điểm trung tâm.

3. Ðối với căn nhà có chổ bị dư ra nhỏ thì lại coi như là phần dư này không có…

4. Chúng ta cũng có thể vẽ căn nhà nhìn từ trên xuống ra giấy (kích thước chiều rộng, chiều dài, chỗ lồi, lõm của nhà phải chính xác) rồi dán vào một miếng giấy cứng. Sau đó cắt miếng này theo đường tường quanh nhà rồi từ đó tìm trọng tâm của miếng này. Đặt miếng giấy cứng lên ngón tay trỏ sao cho miếng giấy không bị nghiêng mà nằm cân đối bằng phẳng trên ngón tay. Ðiểm trọng tâm này là trung tâm căn nhà. Sau khi tìm được trung tâm căn nhà, bạn đặt La bàn vào đúng chỗ đó, từ đó sẽ xác định được hướng chính Bắc tại 0 độ.Từ trung tâm căn nhà, các cung sẽ bị giới hạn như sau đây:

Bắc: từ 337.5 tới 22.5 độ.

Ðông-bắc: từ 22.5 tới 67.5 độ.

Ðông: từ 67.5 đến 112.5 độ.

Ðông-nam: từ 112.5 đến 157.5 độ.

Nam: từ 157.5 đến 202.5 độ.

Tây-nam: từ 202.5 đến 247.5 độ.

Tây: 247.5 đến 292.5 độ.

Tây-bắc: 292.5 đến 337.5 độ.

Dựa theo phương pháp Phong-thủy cổ truyền xưa nay thì trên hình vẻ vừa rồi có ghi ý nghĩa, ngũ hành (kim hay mộc hay…), màu sắc đại diện các ngũ-hành này và hình dạng của các vật đại diện cho ngủ-hành này như: Hướng Tây-bắc là quẻ Càn, là cung Quý-nhân, ảnh hưởng đến người cha trong gia đình và cũng ảnh hưởng đến quyền lực, thuộc Kim, các vật hình tròn hay màu trắng được coi như tượng trưng cho hành Kim.

Theo Archi

Tags: , , , , , , , ,

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>