Tuyệt đối không được làm việc này với đồ thờ cũ không là gia đình gánh hạn, của cải tiêu tan
Do đó, để thể hiện được sự kính trọng và là cái tâm của gia chủ đối với góc tâm linh thì nên chăm chút cho bàn thờ khang trang, trịnh trọng hơn. Còn đồ thờ cúng đã cũ không nên cho người khác cũng không vứt hay đốt mà phải đem chôn dưới đất xa nhà.
Khi dọn bàn thờ bạn nên tiêu hủy đúng cách nếu không sẽ bị thánh thần trách phạt, hại cả gia đình.
Nhiều gia đình khi thay bàn thờ, đồ cúng mới thường mang vứt đồ cũ ra thùng rác hoặc vứt xuống sông. Tuy nhiên, đây được xem như là việc làm sai trái, bất kính với tổ tiên và làm ảnh hưởng đến môi trường.
Do đó, để thể hiện được sự kính trọng và là cái tâm của gia chủ đối với góc tâm linh thì nên chăm chút cho bàn thờ khang trang, trịnh trọng hơn. Còn đồ thờ cúng đã cũ không nên cho người khác cũng không vứt hay đốt mà phải đem chôn dưới đất xa nhà.
Bởi theo quan niệm của người xưa, mọi thứ sinh ra từ đất thì nên cho nó trở về với đất, bàn thờ cũng vậy. Vì thế, sau khi tiến hành khấn vái xong thì nên dọn dẹp cẩn thận. Các đồ vật như bàn thờ thì nên tháo gỡ nhỏ ra, bát chén thì cho vào một túi xi măng hay bao tải và mang ra vườn hoặc bãi đất để chôn. Còn các đồ bằng đồng thì nên để quyên góp cho chùa làm nguyên liệu đúc chuông, đúc vật phẩm thờ coi như làm việc công đức.
1. Đối với bàn thờ cũ
– Dâng một lễ gồm hoa quả, đèn nhang nơi ban thờ cũ rồi thành tâm xin được di chuyển linh vị các vị thần linh và hương kinh gia tiên từ nơi các đồ cũ sang đồ mới.
– Rút vài chân hương từ bát hương cũ đem sang bát hương mới.
– Chọn làm vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm hàng tháng
2. Lễ cúng bàn thờ mới
Lễ cúng thay bàn thờ mới cần có:
– Một con gà để lễ.
– Một đĩa xôi đỗ.
– Một chai rượu trắng, và rót đầy 3 chén.
– Một đĩa hoa quả.
– Một lọ hoa : 5 bông hoa hồng.
– Một đĩa: một quả cau + ba lá trầu.
– Tiền vàng: 3 lễ tiền vàng + 15 lễ tiền vàng.
– Một cầu vàng màu vàng: 1000 vàng.
– Một cầu vàng màu đỏ: 1000 vàng.
– Một bát nước lã sạch.
– Một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ hia hài kiếm mũ.
– Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa (dâng cúng quan Thổ công, thổ địa).
– Sớ thiên di linh vị thần Tài.
3. Văn khấn thay bàn thờ mới
– Nam Mô A Di Đà Phật!
– Nam Mô A Di Đà Phật!
– Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
– Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
– Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
– Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
– Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
– Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu ……………………
– Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ. Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.
Tags: bàn thờ, kiêng kỵ trong phòng thờ, kiêng kỵ trong thờ cúng, phòng thờ, điều kiêng kỵ trong thờ cúng
Leave a Reply