Tường rào – Vệ sĩ chân chính của ngôi nhà hiện đại
Trong phong thuỷ, nếu tường rào bị nứt vỡ sẽ gây cảm giác không an toàn và không phát huy được tối đa vai trò bảo vệ vì vậy gia chủ cần tính toán kỹ lưỡng, xây dựng hàng rào càng chắc chắn càng tốt.
Tường rào là vật tượng trưng cho sự che trở, mang ý nghĩa bảo vệ cuộc sống gia đình với những tác nhân xấu bên ngoài và đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc của một ngôi nhà.
Theo phong thuỷ, tường rào quanh nhà được xây dựng hình chữ chi hoặc đường tròn với ý nghĩa “ Trời tròn đất vuông” điều này thể hiện sự hoà hợp giữa đất trời và con người. Ngoài ra, khoảng cách hợp lý giữa tường rào và nhà ít nhất là 20cm. Tuy nhiên, thiết kế tường rào hình tròn tốn khá nhiều diện tích nên chỉ có thể áp dụng với những ngôi nhà ở nông thôn hay những nơi đất rộng.
Những điều cần lưu ý khi thiết kế, xây dựng tường rào:
– Trong phong thuỷ, nếu tường rào bị nứt vỡ sẽ gây cảm giác không an toàn và không phát huy được tối đa vai trò bảo vệ vì vậy gia chủ cần tính toán kỹ lưỡng, xây dựng hàng rào càng chắc chắn càng tốt.
– Với những bức tường được trồng dây leo gia chủ cần chú ý điều chỉnh độ phát triển của cây một cách hợp lý, tránh quá um tùm dễ thu hút nhiều sâu bọ, độ ẩm của tường tăng lên thậm chí gây mất mỹ quan.
– Khi xây tường rào kỵ nhất trổ cửa sổ, điều này phạm phải “chu tước khai khẩu” dẫn đến nhiều tai tiếng cho gia chủ. Kiêng kỵ xây tường trước rộng, sau hẹp bởi dẫn đến “thoát điền bút” nghĩa là tiền không vào nhà.
– Không nên xây tường quá cao hay quá thấp điều này dẫn đến việc mất cân đối, không đạt yêu cầu về thẩm mỹ.
– Không nên xây tường rào sát thân nhà, góc đông bắc không vỡ nứt.
– Tường rào phải có cổng, hai bên dựng cột tính theo thước Lỗ Ban để căn nhà tăng thêm sinh khí.
– Nhà có cửa hậu tốt nhưng đại kỵ khi đứng từ cửa chính nhìn thấy cửa hậu điều này dẫn đến tản khí, tán tài tán lộc.
Tags: bảo vệ, may mắn, nhà ở, phong thủy, sinh khí, thịnh vượng, Tường rào
Leave a Reply