Trước và sau khi hiến máu nên ăn gì?
Mỗi người trưởng thành khỏe mạnh và độ tuổi thích hợp, một lần hiến 200ml máu chỉ chiếm 1/20 tổng lượng máu toàn cơ thể, qua kiểm chứng khoa học sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, sau khi hiến máu nếu bổ sung dinh dưỡng kịp thời sẽ hồi phục sức khỏe nhanh nhất.
Trước khi hiến máu ăn uống thanh đạm
Ăn chay trước vài ngày: để đảm bảo chất lượng máu, tránh cho người hiến máu trong quá trình hiến máu xảy ra tình huống tai nạn, trước vài ngày hiến máu nên ăn chay là chính, tốt nhất ít dùng thức ăn béo ngậy; không dùng thức ăn giàu đạm như: tôm, cua, tránh protein biến chất, làm trong máu xuất hiện chất gây dị ứng.
Không uống rượu trước một ngày: đêm hôm trước khi hiến máu không ăn quá no, hai bữa ăn trước khi hiến máu không uống rượu, càng không thể uống rượu mạnh. Dùng thức ăn thanh đạm, không dùng thức ăn thịt, cá, trứng, sữa bò và chế phẩm đậu, phòng ngừa máu đục, ảnh hưởng chất lượng máu.
Trước khi hiến máu phải ăn sáng: đêm hôm trước khi hiến máu đảm bảo ngủ tốt, không nên tập luyện quá mức. Trước khi hiến máu không được bụng đói, bữa ăn sáng hôm đó nên dùng thức ăn thanh đạm như cháo, bánh bao, bánh mì…, tránh trong quá trình hiến máu xảy ra những phản ứng váng đầu, hồi hộp, vã mồ hôi…
Ngoài ra, hai ngày trước khi hiến máu nếu mắc triệu chứng cảm mạo, phát sốt, ho… nên tạm thời ngưng hiến máu; bạn gái nên tránh hiến máu 3 ngày trước và sau thời gian đang hành kinh.
Bổ sung dinh dưỡng sau khi hiến máu
Sau khi hiến máu tăng một số dinh dưỡng thích đáng, dùng chút thịt nạc, trứng gà, chế phẩm đậu, rau cải và trái cây tươi, thúc đẩy các thành phần máu càng nhanh hồi phục. Thế nhưng, không nên ăn uống vô độ, cũng không được uống rượu. Chỉ cần ăn uống khoa học hợp lý, có giá trị dinh dưỡng, ngon miệng, vừa đủ, thoải mái, trong thời gian ngắn sẽ hồi phục phần máu mất đi.
Chú ý nghỉ ngơi: 1 – 2 ngày sau khi hiến máu nên chú ý nghỉ ngơi, tốt nhất đảm bảo hằng ngày có giấc ngủ hơn 8 giờ. Sau khi hiến máu không lao động thể lực và tập luyện quá mức, cho bản thân cơ thể có một quá trình thích ứng; ít làm công việc tổn thần như học bài, đọc sách, xem tivi, lướt web, nghỉ ngơi tốt sẽ tương đương với việc dùng thuốc bổ. Sau khi hiến máu nên uống nhiều nước, để bổ sung phần nước bị mất; cũng có thể uống nước đường tán, để đạt mục đích bù chất sắt, tạo máu.
Không uống trà đậm: hiến máu trong vòng 1 tháng tốt nhất không uống trà đậm. Bởi vì trong trà chứa nhiều acid tannic, nó dễ kết hợp với protein và sắt, tạo ra chất cặn không được cơ thể hấp thu, ảnh hưởng sự hấp thu của cơ thể đối với protein và sắt, theo đó ảnh hưởng sự táo tạo tế bào máu cho người hiến máu. Vì vậy, những bạn có thói quen dùng trà, sau khi hiến máu trong vòng 1 tháng tốt nhất tạm thời “chia tay” với trà, uống chút nước trái cây (như: cam, kiwi…), vừa giải cơn nghiền trà, vừa bổ sung vitamin và acid folic, thúc đẩy việc tái tạo tế bào máu.
Không cần tẩm bổ nhiều: có thể dùng trái cây tươi và rau cải, chế phẩm đậu, chế phẩm sữa, thịt và cá tôm tươi, nhưng không cần tẩm bổ, tránh ăn quá nhiều.
Dùng nhiều thức ăn tạo máu: nguyên liệu chính cho tạo máu là protein, sắt, vitamin B12 và acid folic. Cơ thể sớm hấp thu được những chất này, sẽ đạt mục tiêu bổ máu nhanh chóng. Thức ăn chứa nhiều đạm tốt gồm sữa, thịt nạc, trứng, chế phẩm đậu, thức ăn chứa nhiều sắt gồm nội tạng động vật, sứa, tôm, mè, rong biển, nấm mèo đen, nấm hương, đậu hòa lan, đại táo, long nhãn… gan heo, cật heo, thịt bò chứa nhiều acid folic, gan động vật, cật heo, cật dê… chứa nhiều vitamin B12.
Thịt nạc, tôm, đồ biển, cua các, trứng, sữa… là những thức ăn protein, sắt, vitamin B12 tạo máu
Món ăn bài thuốc bổ máu
Người bình thường sau khi hiến máu, dưới tình trạng chung sẽ không gây ra triệu chứng khí hư, huyết hư (suy nhược). Thế nhưng, dùng một số món ăn bài thuốc giúp kiện tỳ, ích khí, dưỡng huyết thích hợp, sẽ rất có ích đối với việc thúc đẩy tái tạo máu.
Cháo củ mài – long nhãn: củ mài 40g, long nhãn 20g, gạo 100g. Gạo vo sạch, cùng long nhãn và gạo cho vào trong nồi, thêm nước lạnh vừa đủ ninh nhừ bằng lửa vừa, nêm nếm theo khẩu vị tùy người, mỗi ngày 1 lần.
Canh gan heo nấu sâm táo: gan heo 100g, đảng sâm 15g, đại táo 20 quả. Đảng sâm và đại táo rửa sạch, thêm nước ấm ngâm 20 phút, lại thêm vào nước lạnh vừa đủ, sau khi đun bằng lửa riu trong nửa giờ, gạn lấy nước thuốc. Kế tiếp, thêm nước vừa đủ đun 20 phút gạn lấy nước. Lấy 2 nước hỗn hợp lại, cùng với gan heo đã rửa sạch cho vào nồi đất nấu chín, sau khi nêm nếm chia dùng 2 lần, mỗi ngày 1 mễ.
Canh huyết heo: huyết heo 0,5kg dội rửa sạch, thêm ít hành, gừng và rượu vang vào nồi xào sơ. Sau đó thêm nước vừa đủ đun sôi đến chín, nêm ít muối và bột nêm thì dùng.
Canh huyết heo
Cháo táo đỏ – đậu phộng: táo đỏ 15 quả, đậu phộng cả vỏ lụa 50g, gạo 100g. Tất cả nguyên liệu sau khi rửa sạch cùng cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, dùng lửa vừa nấu chín nhừ, mỗi ngày dùng sáng và chiều.
Theo Suckhoedoisong
Tags: ăn gì khi hiến máu, dinh dưỡng khi hiến máu, hiến máu, sau khi hiến máu nên ăn gì, thức ăn tạo máu, trước khi hiến máu nên ăn gì
Leave a Reply