Tác dụng của bể nước trong sân vườn
Nước có liên quan chặt chẽ tới sức khoẻ của người, nước chiếm tới 70% trọng lượng toàn bộ cơ thể ta. Khi độ ẩm trong không khí nhỏ hơn 30% thì trong cổ họng ta cảm thấy khô, rát, thậm chí da xuất hiện hiện tượng nẻ nứt. Trong vườn nên xây bể nước và nuôi cá cảnh, cần chú ý phong thủy bể cá.
Khi thiết kế vườn nên chú ý đến phong thủy bể cá để mang lại thịnh vượng cho gia chủ.
Trong sân vườn các toà nhà ở hiện đại, phần nhiều đều có bố trí bể nước, vị trí bể nước ở phương pháp thì công, kích thước như độ sâu, chiều rộng đều ảnh hưởng tới trường khí của nhà ở. Vì vậy, trong bố trí bể nước tại sân vườn có những yêu cầu cần chú ý nhất?
1. Chú ý chọn phương vị đặt bể nước. Cần phải căn cứ vào phương hướng của nhà ở mà phán đoán xem bên đào đặt bể nước ở phương vị nào, sau đó lại phải xác định xem nền hình dáng nào, thể tích là bao nhiêu để đào.
2. Chú ý bể nước phía sau nhà ở. Dân gian xưa tới nay đều thích chọn thế đất dựa lưng về núi quay mặt ra nước (sông, hồ …) để dưng nhà, nếu “thuỷ” (nước) ở phía sau nhà dễ khiến ta về mặt tâm lý nảy sinh cảm giác không an toàn. Bởi vậy, khí sắp đặt “thuỷ” (nước) ở phía sau không an toàn. Bởi vậy, khi sắp đặt “thuỷ” nước phải hết sức chú trọng từng chi tiết một. Nếu muốn đặt bể nước cả trước và sau nhà ở, thì không nên đào sâu xuống đất, mà nên làm bể cạn, nghĩa là hoàn toàn nằm trên mặt đất.
3. Chú ý khoảng cách giữa nhà ở với bể nước. Bể nước không nên đặt quá gần nhà ở, nếu không, khi trời nắng, ánh mặt trời phản quang qua mặt nước sẽ rọi trực tiếp vào trần nhà, khiến ta cảm thấy nhức đấu hoa mắt.
Điều cần chú ý là, bất cứ là thiết kế hồ ao, bể bơi, hay là đài phun nước, đều nên thiết kế theo dạng đại loại như hình tròn, đó là vì:
1. Có thể tàng phong tụ khí (chứa gió, tụ khí). Các loại bể như bể nước, đài phun nước, bể bơi, ao hồ nhân tạo nên thiết kế dáng tròn, 4 mặt nước nông và hơi nghiêng nghiêng ôm về phía trong ngôi nhà ở (phương tròn hướng về phía trước). Thiết kế như vậy nhìn từ góc độ phong thuỷ học mà nói thì có thể tàng phong tụ khí làm tăng cảm giác thanh tân và dễ chịu đối với không gian nhà ở.
2. Thể hiện phẩm cách nhà ở thanh cao tao nhã. Theo ý nghĩa phong thuỷ thì hồ ao trước cửa nhà có hình bán nguyệt, như cắt nửa hình trăng rằm, thường trước các ngôi đền hay có hồ hình dáng này, và dáng hồ “cát lợi” đó đã đi vào ca dao tục ngữ, dân gian như “Ước gì anh lấy được nàng, xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”. Tại sao không đào hồ ao hình trăng rằm? Bở sách có câu “Nguyệt doanh tắc khuy” (trăng tròn rồi lại khuyết), nếu trăng còn khuyết thì nó sẽ đẩy dần cho tới tròn vành vạnh, nghĩa là chủ nhà luôn trong trạng thái trăng tiến mọi mặt, đúng như câu đối cổ của người xưa viết: “Đại hải hữu chân nàng dung chi độ. Minh nguyệt dĩ bất thường mãn vi tâm” (biển lớn có đức độ chưa đựng tất thảy, trăng sáng lấy sự chưa đầy làm tấm lòng).
3. Tiện lợi cho sự trong lành sạch sẽ (thanh khiết nếu đài phun nước, bể bơi, hồ ao mà thiết kế theo hình dáng kênh dài nước sâu, thì kết cấu này trong thiết kế học gọi là “Thang hung cô hình”, tức chất lượng nước luôn không thanh khiết, dễ tích tụ uế khí, khiến con người dễ mắc các tật bệnh về phổi. Trong sách cổ gọi kiểu thiết kế này là “Thâm thuỷ lao bệnh”. Bởi vậy, hồ ao, đài phun nước nếu thiết kế hình tròn vành vạnh thì phải sao cho giữa lòng hơi lùm lùm nâng lên. Hình tròn không dễ tạo nên góc cạnh xó xỉnh chứa cáu cặn bùn rác, sẽ có lợi cho việc giữ nước luôn thanh khiết.
4. Lợi cho an toàn. Nếu thiết kế ao hồ, bể bơi, đài phun nước hình vuông, chữ nhật, hình thang, hình con ngòi, thì dễ tạo nên nước sâu không thấy đáy, thường rất nguy hiểm cho người chơi đùa, bơi lội dưới đó, nhà là đối với các cháu nhỏ. Mà thiết kế hình tròn là an toàn nhất.
5. Lợi cho sức khoẻ. Nếu bể bơi, đài phun nước, hồ ao trước nhà thiết kế hình dáng có góc nhọn, mà góc nhọn này lại chọc thẳng vào mặt tiền nhà, thì mặt nước phản quang tia mặt trời sẽ hắt vào trong nhà, thì phong thuỷ học coi thiết kế kiểu này sẽ tạo nên ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ gia chủ, nên câu ca dân gian nói cửa nhà tối kỵ đối diện với “góc ao, đầu đình”.
Trong phong thuỷ học truyền thống, thuỷ (nước) nói chung đại diện cho “tài” (của cải tiền tài- tiền vào như nước), việc sắp xếp “thuỷ” trong sân vườn có thoả đáng hay không, có quan hệ rất mật thiết với tình trạng kinh tế của gia chủ. Nhiều người có thể cho rằng nói vậy là “mách qué”, trong kiến trúc học hiện đại, thì việc sắp xếp “thuỷ” cũng tương quan khá mật thiết với phương pháp xây dựng nó, quyết định tới tình hình an nguy của chủ nhà. Bởi vậy, trong việc xây dựng, sắp đặt sân vườn, phải suy xét nhiều mặt để sắp đặt “thuỷ” cho thích đáng.
Tags: bể nước trong sân vườn, bố trí sân vườn, phong phủy nhà ở, phong thủy cho nhà ở, phong thủy học, phong thủy làm nhà, phong thủy nhà, phong thủy nhà đất, phương vị đặt bể nước, xây nhà theo phong thủy, xem phong thủy làm nhà, xem phong thủy nhà, xem phong thủy nhà đất
Leave a Reply