Phong thủy cho cửa sổ
Cửa sổ, tương tự cửa chính, cũng có chức năng thu hút ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà, là thông đạo giao lưu giữa cuộc sống riêng tư của mọi thành viên trong gia đình với thế giới bên ngoài. Cửa sổ nên dùng loại rèm mỏng, có màu sáng nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà vừa phải hoặc hơi yếu. Còn với những căn phòng nhỏ hẹp, tuyệt đối không nên dùng rèm cửa quá dày và tối màu sẽ khiến căn phòng thêm u tối, ẩm thấp… Một vài lưu ý nhỏ sau đây sẽ rất có ích, giúp tạo nên sự cân bằng ánh sáng khiến ngôi nhà của bạn thật êm dịu và thoải mái.
Số lượng cửa sổ trong nhà nên vừa phải, không thừa cũng không thiếu để điều hòa tốt nhất không khí trong và ngoài nhà
1. Thiết kế cửa sổ phù hợp
Khi thiết kế cửa sổ cho bất kỳ không gian kiến trúc nào, kiến trúc sư cũng lấy sự đối lưu không khí làm trọng tâm.Trong nhà ở của các hộ gia đình nên tránh làm cửa sổ quá nhiều vì sẽ làm nhiễu loạn trường không khí điều hòa bên trong ngôi nhà. Thuật phong thủy kỵ điều này vì sẽ làm không khí trong gia đình căng thẳng, cuộc sống của mọi người trong nhà thêm bất an và không được ổn định.
Ngược lại, nếu nhà có quá ít cửa sổ sẽ khiến không khí không thể lưu thông điều hòa, gây nên tâm lý ức chế ngột ngạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.
Do đó, số lượng cửa sổ trong nhà nên vừa phải, đủ để không khí có thể tự do lưu thông từ ngoài vào trong và ngược lại.
Một cửa sổ được thiết kế hợp lý sẽ làm tăng vẻ đẹp của căn phòng
Kích thước của cửa sổ cũng nên được thiết kế vừa phải, cân đối. Cửa sổ có kích thước quá to sẽ làm nhiễu loạn trường không khí trong nhà, còn nếu quá nhỏ sẽ làm hạn chế tầm nhìn và tâm lý của người trong nhà đối với thế giới bên ngoài.
Tùy theo kết cấu của ngôi nhà và sở thích, có thể thiết kế kích cỡ cửa sổ khác nhau. Tuy nhiên, cạnh trên của cửa sổ phải cao hơn đầu người lớn lúc đứng cạnh cửa sổ. Yếu tố này vừa tạo cảm giác thoải mái khi đứng quan sát bên ngoài, vừa có tác dụng tâm lý kích thích lòng tự tin và khả năng thành công của mọi người trong nhà.
2. Mở cửa sổ hợp lý cho từng không gian sống
Mỗi không gian sống trong nhà ở của bạn có một chức năng riêng. Do đó, việc bố trí cửa sổ sao cho thật hợp lý với từng không gian này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của bạn.
Một cửa sổ đúng phong thủy luôn được thiết kế song song với giường ngủ
Trong không gian phòng ngủ, bạn không nên bố trí cửa sổ tại vị trí đầu giường ngủ khiến ánh nắng chiếu thẳng vào mặt người đang nằm ngủ, cũng không nên bố trí cửa sổ ở vị trí đón nắng hướng tây. Ngoài ra, cửa sổ cũng không nên mở tại vị trí có tầm nhìn ra bên ngoài không đẹp như nhà vệ sinh, chuồng trại.
Giường ngủ của trẻ không nên kê quá sát cửa sổ
Với phòng ngủ của trẻ, cửa sổ rất cần thiết giúp lưu thông không khí, tuy nhiên vấn đề đẹp, phù hợp và an toàn của cửa sổ trong không gian sống đặc biệt này rất cần được lưu tâm.
Để đảm bảo an toàn, cửa sổ trong phòng bé nên được thiết kế cao hơn tầm với của trẻ và có song sắt hoặc lưới bảo vệ khi bé chơi đùa, leo trèo. Ngoài ra, để tránh cho trẻ bị giật mình, bạn không nên kê giường ngủ của trẻ quá sát cửa sổ.
Phòng khách là nơi cần có hệ thống cửa sổ lớn vì đây là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình nên cần rất nhiều ánh sáng
Với phong cách thiết kế hiện đại, kiến trúc sư thường sử dụng hệ thống vách kính lớn cho những không gian lớn như phòng khách, phòng ngủ như một chiếc cửa sổ rộng lớn, vừa “mở” cùng thiên nhiên, vừa mang lại vẻ đẹp sang trọng nhưng cũng thật gần gũi cho ngôi nhà.
Cửa sổ rất cần thiết trong việc cung cấp nguồn sáng tự nhiên cho gian bếp
3. Một không gian rất quan trọng trong gia đình là bếp
Trong nhà bếp, cửa sổ đóng vai trò như một nguồn sáng hoàn hảo, cung cấp ánh sáng chủ yếu cho căn phòng. Với không gian này, một ô cửa sổ thoáng, rộng với hệ thống rèm, cửa sổ luôn sạch sẽ sẽ góp phần vào không gian ấm cúng trong từng bữa cơm ngon của gia đình bạn.
Cửa sổ trong phòng vệ sinh tạo sự thông thoáng, sạch sẽ
Với quan niệm truyền thống trước đây, phòng vệ sinh là nơi kín đáo, không nhất thiết phải có cửa sổ mà chỉ làm các cửa thông gió. Tuy nhiên, cũng giống như các phòng chức năng khác, cửa sổ trong phòng vệ sinh rất cần thiết, giúp thông thoáng, làm khô mặt sàn, tránh ẩm mốc và giúp thoát mùi cho căn phòng.
Khi thiết kế cửa sổ trong phòng vệ sinh nên chú ý mở rộng tối đa kích thước cửa sổ tạo sự thông thoáng, nhưng vẫn phải đảm bảo sự kín đáo, tránh làm mất đi tính riêng tư khi sử dụng.
4. Cửa sổ đẹp và hợp phong thủy
Cửa sổ được xem là “con mắt” của ngôi nhà và mỗi không gian sống riêng mà nó hiện diện. Chính vì thế trong phong thủy, hướng nhìn của “con mắt” này rất quan trọng.
Cửa sổ cũng sẽ là nơi kết nối các không gian sống trong nhà đến gần hơn với thế giới tự nhiên bên ngoài
Khi chọn hướng mở cửa sổ, bạn nên tránh hướng tây vì mặt trời hướng tây chói chang sẽ khiến người trong nhà rất dễ bị đau đầu, cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Dù khí hậu và vị trí địa lý có khác biệt và với những nhu cầu đặc biệt, cửa sổ mở ra hướng tây luôn làm hại cho khí của người sống trong đó.
Nếu không còn hướng nào khác để mở cửa sổ thì nên treo chuông gió thủy tinh (pha lê) dạng giọt hoặc hình cầu, có nhiều mặt để biến ánh nắng mặt trời thành sắc độ cầu vồng làm mạnh cho vượng khí trong cả căn phòng đó nói riêng và toàn bộ ngôi nhà nói chung.
Nếu cửa sổ có hướng nhìn ra bệnh viện hoặc một góc nhọn nào đó ở phía đối diện, bạn nên dùng rèm làm bằng chất liệu từ thiên nhiên như tre, trúc, rèm cuốn bằng chất liệu cây đay, tơ cỏ, giấy…
Ánh sáng mặt trời luôn có vai trò quan trọng với mỗi không gian sống trong ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, nếu ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ vào nhà quá mạnh, nên dùng loại rèm cửa dày để giảm bớt. Ngược lại, nên dùng loại rèm mỏng, có màu sáng nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào nhà vừa phải hoặc hơi yếu.
Còn với những căn phòng nhỏ hẹp, tuyệt đối không nên dùng rèm cửa quá dày và tối màu sẽ khiến căn phòng thêm u tối, ẩm thấp… Chỉ một vài lưu ý nhỏ thôi nhưng sẽ rất có ích, giúp tạo nên sự cân bằng ánh sáng khiến ngôi nhà của bạn thật êm dịu và thoải mái.
(Theo Tuoitre)
Tags: phong thủy cho nhà ở, phong thủy học, phong thủy làm nhà, phong thủy nhà, Phong Thủy Nhà Ở, phong thủy nhà đất, phong thủy trong nhà, vận may phong thuỷ, xây nhà theo phong thủy, xem phong thủy làm nhà, xem phong thủy nhà, xem phong thuỷ nhà ở, xem phong thủy nhà đất
Leave a Reply