Những lưu ý phong thủy khí bài trí bàn thờ ông Táo
Có thể đặt bàn thờ ông Táo ở hộc trống, phần bên trên của máy hút khử mùi, ngay tại vị trí bếp. Nếu ngại việc thắp nhang phía trên cao khó với tới, gia chủ đặt bàn thờ ông Táo bằng cách xây một bệ cao hơn so với mặt bếp, tại góc ít sử dụng nhằm tránh va chạm, tiện dụng và đơn giản.
Theo truyền thống văn hóa dân gian, bàn thờ ông Táo đặt trong bếp (bên trên hoặc bên cạnh) là thể hiện tín ngưỡng của người dân thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi nhà với mong ước giữ cho bếp lửa luôn ấm, nhà cửa êm đẹp, gia đạo sung túng, hòa thuận.
Năm mới sắp đến, các gia đình dọn dẹp nhà cửa và trang hoàng nơi thờ cúng. Công việc này thường được làm từ ngày 23/12 Âm lịch, thời điểm tiễn ông Táo lên thiên đình bẩm báo công việc ở hạ giới trong năm với Ngọc hoàng theo phong tục Việt Nam… Do đó, việc bài trí ban thờ Táo công hợp phong thủy là điều cần quan tâm.
Các gia đình thường đặt ban thờ ông Táo trong khu bếp, có thể theo hướng bếp nấu. Tuy nhiên, nếu gia đình nào không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ gia tiên hoặc thần linh chứ không nên cúng lễ ở bếp bởi từ xưa tới nay, ban thờ luôn được xem là ăng ten để giao tiếp giữa người trần thế và thần linh, hai thế giới âm dương,
Có thể đặt bàn thờ ông Táo ở hộc trống, phần bên trên của máy hút khử mùi, ngay tại vị trí bếp. Nếu ngại việc thắp nhang phía trên cao khó với tới, gia chủ đặt bàn thờ ông Táo bằng cách xây một bệ cao hơn so với mặt bếp, tại góc ít sử dụng nhằm tránh va chạm, tiện dụng và đơn giản. Nếu cẩn thận hơn, gia chủ có thể gắn phía dưới đáy tủ treo một tấm kính để tránh khói nhang làm ố vàng, khi cần tháo ra lau chùi sẽ dễ dàng hơn. Dù làm ở đâu, hướng của bàn thờ ông Táo cũng nên trùng hoặc song song với hướng của bếp, không nằm trên bồn rửa (Thủy khắc Hỏa) và không quá xa bếp nấu.
Theo phong thủy, hướng của bàn thờ ông Táo nên trùng hoặc song song với hướng của bếp,
không nằm trên bồn rửa, không quá xa bếp nấu. Ảnh minh họa
Thông thường, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, nghĩa là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Do đó, tùy theo điều kiện thời gian của từng gia đình có thể cúng ông Táo vào sáng ngày 23 tháng Chạp hoặc trưa, tối ngày 22 tháng Chạp.
Cá chép được xem là linh vật đưa Táo quân lên trời. Vì thế, khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần với khu vực thờ cúng. Nếu có bàn thờ trong bếp thì nên đặt ở khu bếp, còn chưa có thì bố trí gần ban thờ thần linh trong nhà.
Gia chủ cần lưu ý, ban thờ Táo quân bố trí phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ diện tích thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam bởi Ngũ hành Táo quân thuộc “Hoả” nên cần được đặt tại phía Nam “Hoả” vượng.
Song, các chuyên gia phong thủy cho rằng, vấn đề thờ cúng thần linh, ông bà tổ tiên là thuộc về tín ngưỡng dân gian, không phải là vấn đề của khoa học phong thủy cũng như tôn giáo. Tín ngưỡng dân gian mang tính vùng miền nên có dân tộc thờ Thần tài nhưng cũng có dân tộc không thờ, có vùng thờ ông Công ông Táo, có vùng thì không. Thực chất là không thờ cúng cũng không ảnh hưởng gì đến gia chủ. Người châu Âu không có ông Thần tài trong gia đình và cũng chẳng có ban thờ ông Táo song không vì thế mà họ kém giàu hơn người châu Á.
Người xưa có câu “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”, việc thờ cúng cần phải có niềm tin, có tin thì mới có linh, còn không tin thì không linh ứng. Nếu như việc thờ cúng ông Táo mang đến niềm tin cho gia đình bạn thì nên thờ.
(Theo Báo Xây dựng Online)
Tags: bài trí bàn thờ ông Táo, bàn thờ ông Táo, hướng của bàn thờ ông Táo, Hướng của bếp, kiêng kị, ngày ông Công, ông Táo, phòng bếp, Phong Thủy Nhà Ở
Leave a Reply