Những lưu ý phong thủy cho mặt tiền nhà phố
Tại các đô thị của Việt Nam, nhà phố vẫn là kiểu nhà được dùng phổ biến. Để có một ngôi nhà phố đạt được sự hài hòa về mặt thẩm mỹ kiến trúc và phong thủy cần có những ứng dụng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản.
Hình thức bên ngoài chính là yếu tố đầu tiên bạn không nên xem nhẹ.Nếu làm sơ sài với suy nghĩ sau này sửa sang thêm thì sẽ khiến ngôi nhà của bạn không chỉ bị chắp vá mà còn thiếu an toàn và mất thẩm mỹ. Bạn cũng nên tránh việc làm mặt ngoài ngôi nhà theo kiểu “đồ giả”, tức chỉ trau chuốt vẻ bên ngoài nhưng bên trong lại sử dụng vật liệu không tương ứng, thiếu thuận tiện. Nghĩa là đã phạm phải vấn đề hình thức và nội dung không đồng nhất.
Mặt tiền nhà phố thực ra cũng rất khó thay đổi, bạn chỉ có thể bố trí phù hợp để cân bằng sự hài hòa, chẳng hạn như thay đổi màu sơn ngoại thất phù hợp hướng nhà hoặc bố trí lại các mảng lồi lõm âm dương…
Hiện nay, đa số các gia đình đều có xu hướng làm nhà phố theo kiểu xếp chồng tầng lên nhau. Điều này không hẳn là sai hoặc mất thẩm mỹ tuy nhiên nó chắc chắn không đạt được dẫn dắt trên – dưới về mặt hình thể và trường khí theo phong thủy. Về nguyên tắc, càng lên cao thì tính dương càng mạnh, tính âm càng giảm (vì ánh nắng và gió nhiều hơn) do đó cần bổ sung âm dương cho hài hòa.
Một điểm nữa cần lưu ý khi làm mặt tiền nhà phố là phải giảm tối đa các chi tiết và tạo sự hài hòa với cảnh quan xung quanh. Thực tế cho thấy, nếu xử lý ban công tại các tầng giống nhau như đúc thì hầu như không đạt được hiệu quả sử dụng là bao, vì với mỗi tầng khác nhau chức năng của ban công cũng không giống nhau.
Ngoài ra, việc bố trí các mảng lồi hay lõm, cong hay thẳng, vuông hay tròn… của mặt tiền ngôi nhà cũng có liên quan chặt chẽ với yếu tố hài hòa âm dương, do đó không nên quá thiên lệch về bên nào. Nếu dương quá mạnh dễ gây cảm giác bít bùng nặng nề và tù hãm nội khí. Nhưng ngược lại, nếu ấm quá mạnh thì sự trống trải xuyên thấu từ ngoài vào trong sẽ gây tình trạng tán khí, tạo cho người trong nhà cảm giác bất an, cảm giác không được che chắn, bảo vệ trước các tác động bên ngoài.
Do đó, cần căn cứ theo hướng khí hậu, hướng giao tiếp và cả hướng mệnh trạch của gia chủ để bố trí đâu là thành phần chủ đạo, từ đó bổ sung thêm các yếu tố tương đồng và tương phản, xác định được yếu tố nào chính, yếu tố nào phụ, làm nên nét hài hòa cho tổng thể.
Dáng vẻ bên ngoài của ngôi nhà cũng phụ thuộc một phần vào cảnh quan xung quanh. Nguyên tắc phong thủy là ngôi nhà cần tránh tình trạng lấn áp ngoại cảnh mà phải tương đồng với ngoại cảnh và giữ được tính “Khiêm”. Phong thủy xưa gọi trường hợp cùng một dãy phố mà có ngôi nhà nhô ra ngoài là “cô nhạn xuất đầu” hoặc ngôi nhà thụt vào đột ngột là “thác nha”. Những hình thế này đều được đánh giá là không tốt.
Tags: phong thủy cho nhà ở, phong thủy học, phong thủy làm nhà, phong thủy nhà, phong thủy nhà đất, xây nhà theo phong thủy, xem phong thủy làm nhà, xem phong thủy nhà, xem phong thủy nhà đất
Leave a Reply