Mua lễ vật cúng Thần Tài ngày 10 tháng Giêng cần lưu ý những điều này
Có nhiều gia đình để tiện hơn trong việc thắp hương, cúng kiếng thường chọn hoa giả song song với lọ hoa thật. Cốt là để hoa thật chơi 1-2 ngày còn hoa giả bày bên cạnh bàn thờ quanh năm.
Thần Tài được cho là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, họ cúng Thần Tài quanh năm. Tuy nhiên ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm được dân gian xem là ngày vía Thần Tài .
Bàn thờ Thần Tài (đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Ngoài ra còn cần hũ gạo, muối, nước; lọ hoa; bát nhang; đĩa bày trái cây và khay 5 chén nước.
Lễ vật thường mua: 1 bình hoa, 1 con tôm, 1 con cá quả nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu để cúng lấy vía Thần Tài cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt. Dân gian cũng truyền rằng, Thần Tài rất thích món heo quay, chuối chín vàng.
Lỗi chọn hoa quả cúng Thần Tài nhà nào cũng mắc
Có nhiều gia đình để tiện hơn trong việc thắp hương, cúng kiếng thường chọn hoa giả song song với lọ hoa thật. Cốt là để hoa thật chơi 1-2 ngày còn hoa giả bày bên cạnh bàn thờ quanh năm.
Vậy nhưng, theo các chuyên gia phong thủy việc này hoàn toàn sai lầm.
Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon.
Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.
Những điều không nên làm khi cúng Thần Tài
– Không được ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng.
– Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.
– Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài.
– Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.
Ngoài ra cần lưu ý thêm những điều sau:
– Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6 – 7h, mỗi lần đốt 5 cây nhang.
– Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
– Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
– Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
– Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
Tags: bàn thờ thần tài, cúng vía Thần Tài, hoa quả cúng Thần Tài, kiêng kị cần tránh, vía Thần Tài
Leave a Reply