Lưu ý những bất lợi khi dùng thuốc trị ợ nóng

Nguyên nhân gây triệu chứng thường do trào ngược acid dạ dày thực quản… Nếu xảy ra thường xuyên có thể gây tổn hại thực quản và gây ra biến chứng nghiêm trọng khác… vì vậy cần dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, khi dùng các thuốc này cần lưu ý về những bất lợi có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Thuốc kháng acid

Các thuốc kháng acid có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị dạ dày, làm giảm các triệu chứng của ợ nóng.Dùng thuốc kháng acid tốt nhất là sau các bữa ăn 1 – 3 giờ và khi đi ngủ, 4 lần (hoặc nhiều hơn) trong một ngày. Thuốc kháng acid thường dùng nhất là các chế phẩm chứa nhôm và magnesi, có tác dụng kháng acid tại chỗ, hầu như không hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng toàn thân. Một số tác dụng phụ thường gặp của các thuốc này như đau đầu, buồn nôn, táo bón (đối với thuốc kháng acid chứa nhôm) hoặc tiêu chảy (thuốc kháng acid chứa magnesi). Trường hợp bệnh nhân có bệnh thận, không nên sử dụng thuốc kháng acid có chứa canxi carbonat hoặc hydroxit nhôm và magie carbonat. Các thuốc kháng acid làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều thuốc khác, phải dùng các thuốc này cách xa thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ. Không sử dụng nhiều hơn 1 thuốc kháng acid hoặc giảm acid tại một thời điểm, trừ khi có ý kiến của bác sĩ.

 1 325 Lưu ý những bất lợi khi dùng thuốc trị ợ nóng

Thuốc ức chế tiết acid

Bao gồm các thuốc kháng histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton.

Đối với thuốc kháng histamin H2 (cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin) dùng trong những trường hợp rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua…) chưa chẩn đoán được nguyên nhân. Tuy nhiên, cần thận trọng dùng cho người cao tuổi và cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng các thuốc này. Trong các thuốc kháng thụ thể H2, cimetidin có nhiều tương tác với các thuốc khác do nó ức chế chuyển hóa thuốc qua con đường ôxy hóa ở gan, thường dẫn đến sự chậm thải trừ và tăng nồng độ của một số thuốc trong máu. Vì vậy phải tránh dùng cimetidin đồng thời với một số thuốc chuyển hóa qua con đường này.

Đối với các thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol và pantoprazol…) là những thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị triệu chứng ợ nóng. Tuy nhiên, cần thông báo cho bác sĩ biết trước khi dùng thuốc này nếu người bệnh là phụ nữ sau mãn kinh (vì thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ gãy xương) hoặc đã từng điều trị nhiễm trùng do Clostridium difficile trong quá khứ (thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của bạn sẽ trở lại). Đối với người cao tuổi, người có vấn đề về hệ thống miễn dịch cần dùng thận trọng (vì thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phổi ở những đối tượng này).

Khi dùng các thuốc này người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu và các biến cố bất lợi trên tiêu hóa, như buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Ở mức độ ít gặp hơn, người dùng có thể bị khô miệng, phù ngoại vi, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ, mệt, rối loạn cảm giác, đau khớp, đau cơ, phát ban, ngứa và viêm thận kẽ…

Theo Suckhoedoisong



thegioicaythuoc Lưu ý những bất lợi khi dùng thuốc trị ợ nóng

300x250 holy Lưu ý những bất lợi khi dùng thuốc trị ợ nóng

Tags: , , , , ,

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>