Họa là đến từ những ngôi nhà mặt tiền
Bởi theo quan niệm của sách Hoàng đế trạch kinh thì “Hai bên nhà mà có đường ắt gặp họa diệt vong, hành sự khó thành, sẽ gặp nhiều tai ương, luôn bị kẻ quyền chức quấy nhiễu và tài sản sẽ bị kẻ cắp lấy, có thể tán gia bại sản”.
Những ngôi nhà nằm ở ngã ba, ngã tư, nhà hai mặt tiền… những tưởng sẽ rất thuận lợi nhưng theo phong thủy đó lại là thế đất xấu để ở. Vì thế, chủ nhà nhà nên cẩn trọng khi mua nhà, đất ở những vị trí này.
Thực tế đã chứng minh, những con đường tiếp cận đến ngôi nhà sẽ ảnh hưởng đến phong thủy rất nhiều so với những gì bạn nghĩ. Phong thủy học cho rằng, những con đường có thể được so sánh với các dòng chảy của con sông. Theo đó, khi giao thông lưu thông nhanh và nhiều cũng như một dòng sông đang chảy xiết. Khi đó, con đường giống như một viên đạn mang năng lượng có hại. Còn một con đường vắng giống như một dòng sông chảy chậm, yên bình. Do đó, một con đường cao tốc bận rộn thường mang năng lượng phong thủy không tốt lành.
Hai hướng có đường chiếu tới
Khoa học phong thủy quan niệm, con đường quanh co thường tốt hơn so với những con đường thẳng. Một khi giao thông đi lại như mắc cửi trên những con đường thẳng nên những người sống ở hai bên cũng không thể có một cuộc sống yên bình. Vì thế, những con đường ‘ôm’ lấy ngôi nhà mang lại phong thủy tốt. Điều này cũng có thể có nghĩa là tiền được đổ vào nhưng khó chui ra khỏi túi, theo phong thủy.
Trong trường hợp, thế đất mà cả hai hướng đều có đường chiếu tới mặt tiền ngôi nhà khiến chủ nhân dễ gặp biến cố, nhiều tai họa, mọi hóa giải cũng trở nên vô ích.
Theo phong thủy, ngôi nhà A có vị trí tốt lành khi được các đường cong nhẹ nhàng ôm lấy.
Kỵ đường đâm thẳng vào cửa chính
Trong phong thủy, con đường cũng như dòng nước. Yếu tố “thủy” quản về tài lộc, do đó, nơi có thủy tụ là mảnh đất có tài lộc. Tuy nhiên, quan niệm phong thủy từ xưa đến nay đều cho rằng dòng nước tốt là nước hướng đến và tụ lại còn nước xung thẳng vào lại là xấu.
Cho nên, nếu ngôi nhà ở cuối con đường cụt sẽ khiến đường đâm thẳng vào cửa nhà thì nằm ở thế đất xấu. Gia chủ ở vào thế đất này thường bị tai nạn xe cộ, thương tật hoặc các bệnh phải mổ xẻ.
Trường hợp ngôi nhà bạn đang ở tại vị trí này, bạn có thể sử dụng một tấm gương bát quái để ở trước cửa để phản chiếu lại những luồng sát khí. Hoặc bạn có thể trồng một số bụi cây thấp phía trước nhà để hấp thu các năng lượng tiêu cực.
Thế đất rất xấu nếu đường đâm thẳng vào cửa nhà
Ngôi nhà nằm kẹp giữa hai đường giao nhau
Thực tế cho thấy, một ngôi nhà ở ngã tư có giao thông thuận tiện sẽ rất thuận lợi cho việc buôn bán nhưng lại không thích hợp để ở. Trong phong thủy, không phải tất cả mọi người đều thích hợp ở nhà nơi ngã tư đường, mà chỉ có những người thuộc nhóm bát tự thích hợp với nhà ở ngã tư là có thể làm ăn phát đạt còn đa số người khác ở ngã tư thì lợi bất cập hại. Bởi những ngã tư đường tạo thành thế đất có hình như hai lưỡi kéo. Đây là thế đất tạo sát khí khiến người trong nhà hay gặp tai nạn, hoặc ốm đau bệnh tật.
Ngôi nhà có đường chạy cả đằng trước và sau
Ngôi nhà mà cả hai bên đều có đường tưởng chừng sẽ rất thuận lợi nhưng theo phong thủy lại là điều cấm kỵ. Bởi theo quan niệm của sách Hoàng đế trạch kinh thì “Hai bên nhà mà có đường ắt gặp họa diệt vong, hành sự khó thành, sẽ gặp nhiều tai ương, luôn bị kẻ quyền chức quấy nhiễu và tài sản sẽ bị kẻ cắp lấy, có thể tán gia bại sản”.
Không nên mua nhà ở những địa thế ảnh hưởng đến tài lộc, vận mệnh của gia chủ
Tags: bày trí phong thủy nhà mặt tiền, bố cục nhà mặt tiền, bố cục nhà mặt tiền theo phong thủy, bố trí phong thủy nhà mặt tiền, chọn hướng đặt nhà mặt tiền, lỗi cần tránh trong phong thủy nhà mặt tiền, lỗi trong phong thủy nhà mặt tiền, lỗi trong thiết kế nhà mặt tiền, nguyên tắc phong thủy nhà mặt tiền, nhà mặt tiền, nhà mặt tiền bày trí đúng phong thủy, nhà mặt tiền bố trí đúng phong thủy, nhà mặt tiền hợp phong thủy, nhà mặt tiền lỗi phong thủy, những vị trí nhà mặt tiền không tốt, những vị trí nhà mặt tiền xấu, phong thủy nhà mặt tiền, thiết kế nhà mặt tiền bị lỗi phong thủy, điều cầm kỵ trong phong thủy nhà mặt tiền
Leave a Reply