Dưa hấu: Lợi ích đối với sức khỏe và một số lưu ý khi mà sử dùng
Trong tác phẩm “Luận về thương hàn” của nhà y học Trương Trọng Cảnh (150 – 219) cuối thời Đông Hán, món “Canh Bạch Hổ” là một món nổi tiếng mang lại hiệu quả tốt trong trị liệu nóng sốt; món này có các vị như cam thảo, gạo trắng, thạch cao, tri mẫu. Bởi vì dưa hấu tính lạnh, có tác dụng hạ sốt và giải nhiệt tuyệt vời, do đó trong Đông y gọi dưa hấu là “canh hổ trắng tự nhiên”.
Mùa hè thời tiết nóng bức dễ khiến nhiều người cảm giác khó chịu, những khi như vậy mà được uống một ly nước dưa hấu thì sảng khoái không gì bằng! Với mệnh danh “vua trái cây mùa hè”, dưa hấu là loại trái cây được rất nhiều người ưa thích.
Lợi ích sức khỏe của dưa hấu
Dưa hấu, tính hàn vị ngọt, đi vào kinh tim, dạ dày, bàng quang; là loại trái cây giàu pectin, chất xơ, protein, carotene, carbohydrate, và các vitamin A, B, C cùng nhiều loại khoáng chất; ngoài ra còn bao gồm những chất dễ tiêu hóa và hấp thu như sucrose, fructose, glucose… đặc biệt là có đến 94% trở lên là nước. Trong dưa hấu chứa hầu như tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Mùa hè ăn dưa hấu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, không chỉ để làm dịu cơn khát, lợi tiểu, hạ huyết áp, cải thiện cảm giác ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt hạ hỏa, giúp loại bỏ bệnh do nóng mà ra, cũng mang lại các hiệu quả khác như thúc đẩy sự trao đổi chất, nuôi dưỡng cơ thể. Với những hiệu quả như vậy, dưa hấu hỗ trợ trị các bệnh như cao huyết áp, lở loét miệng, đau răng, đau họng, đi tiểu khó, mất nước, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, phù nề.
Chúng tôi với các bác sĩ hàng đầu sẽ tư vấn cho bạn về sức khỏe quan hệ tình dục, các tư thế quan hệ sướng nhất và các phương pháp chữa yếu sinh lý vô cùng hiệu quả sẽ giúp cho bạn khỏi vấn đề của mình ngay
Dưa hấu tính bình vị ngọt, đi vào phổi và đại tràng, mang lại hiệu quả thanh lọc phổi và nhuận tràng, giúp làm sạch đờm bẩn, giảm ho, nôn ra máu, táo bón.
Trong tác phẩm “Luận về thương hàn” của nhà y học Trương Trọng Cảnh (150 – 219) cuối thời Đông Hán, món “Canh Bạch Hổ” là một món nổi tiếng mang lại hiệu quả tốt trong trị liệu nóng sốt; món này có các vị như cam thảo, gạo trắng, thạch cao, tri mẫu. Bởi vì dưa hấu tính lạnh, có tác dụng hạ sốt và giải nhiệt tuyệt vời, do đó trong Đông y gọi dưa hấu là “canh hổ trắng tự nhiên”.
Xem Thêm: Top 5 thói quen làm tăng tỉ lệ mắc ung thư phổi
Nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra, trong dưa hấu có chứa enzym thủy phân protease, có khả năng chuyển protein không hòa tan thành protein có thể hòa tan, mang lại lợi ích dinh dưỡng cho người bệnh viêm thận; đường, protein, vi lượng trong dưa hấu giúp giảm mỡ máu, làm mềm mạch máu, có hiệu quả tốt đối với người bệnh tim mạch; những người hút thuốc và uống rượu dùng dưa hấu thường xuyên có thể khử nóng giải nhiệt, giúp giảm bớt độc tính của gan do cồn gây ra, qua đó giảm nguy cơ ung thư thực quản.
Trong Đông y cũng thường dùng vỏ dưa hấu chế biến làm thuốc mang lại hiệu quả giải nhiệt.
Kiêng kỵ
- Người tỳ vị hư hàn: Người tỳ vị hư hàn tiêu hóa kém, nếu tiêu thụ quá nhiều dưa hấu tính lạnh có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, làm thương tổn tỳ vị nghiêm trọng hơn.
- Người thể chất hư hỏa: Nếu bị thượng hỏa gây miệng khô lưỡi khô, kèm theo hay bị mệt mỏi mà không biết nguyên nhân, có thể là vì cơ thể “hư hỏa”, lúc này nếu lại ăn nhiều dưa hấu sẽ làm triệu chứng trầm trọng thêm.
- Người cơ thể phong hàn: Thường đi cùng triệu chứng phong hàn như đau đầu, ớn lạnh, nghẹt mũi, ho, không nên ăn dưa hấu tính lạnh để tránh triệu chứng nặng thêm.
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: Thời gian này mà ăn dưa hấu tính hàn lạnh có thể gây trở ngại cho tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến lưu thông máu, gây đau bụng kinh. Những phụ nữ tử cung thiên về tính lạnh, dễ bị đau bụng kinh, bàn tay và bàn chân hay lạnh, cũng nên hạn chế ăn dưa hấu.
- Phụ nữ có thai: Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều thực phẩm tính lạnh, ướp lạnh, có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ tử cung, làm thương tổn tỳ vị, dễ gây các vấn đề như tiêu chảy, hấp thu kém.
- Một tháng sau khi sinh: Phụ nữ sau khi sinh thì lỗ chân lông mở hơn, sức đề kháng tương đối yếu, nên tránh ăn thức ăn lạnh để không làm chậm lưu thông máu, ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi tử cung.
Một số lưu ý
Khi ăn dưa hấu, thời gian hợp lý là ăn sau bữa ăn trưa, nên nghỉ ngơi một lúc sau đó ăn dưa hấu tráng miệng; ăn dưa hấu sau khi tập thể dục cũng tốt để bổ sung nước cho cơ thể; người đường tiêu hóa yếu không nên ăn dưa hấu buổi tối vì dễ gây tiêu chảy; dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, còn trẻ em hay đi tiểu, tiểu đêm thì tốt nhất không nên ăn dưa hấu vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ.
Dưa hấu có hàm lượng đường cao, nhiệt lượng cũng cao, cho nên những người muốn giảm cân tốt hơn không nên ăn; người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều dưa hấu có thể gây ra lượng đường trong máu tăng vọt, vì thế tốt nhất hạn chế ăn hoặc nếu ăn thì ăn từng chút theo nhiều lần; ăn dưa hấu thêm muối hoặc bột cam thảo giúp tăng cân bằng natri và kali, nhưng không thêm vào quá nhiều để tránh gây huyết áp cao hoặc tích nước.
Không nên ăn dưa hấu với mật ong, vì dưa hấu rất giàu vitamin C, nếu gặp các khoáng chất như đồng trong mật ong sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa của vitamin C, làm cơ thể không tận dụng được các chất dinh dưỡng ban đầu là một điều rất đáng tiếc.
Bên cạnh đó, dưa hấu không nên giữ trong tủ lạnh, vì dưa hấu ướp lạnh sẽ khiến tính lạnh nhiều hơn, có thể sẽ làm tăng gánh nặng đối với dạ dày-ruột, cách dùng này kéo dài sẽ gây tổn thương đường tiêu hóa.
Leave a Reply