Cổng nhà nên làm thành hình vòng cung úp xuống để được may mắn, tài lộc
Làm cổng nhà vườn là một nghệ thuật. Theo nguyên lý “tụ khí” trong phong thủy, cổng của ngôi nhà cần phải đón được khí, có thể tụ khí nhưng cũng không được để khí bị đè chết.
Theo nguyên lý “tụ khí” trong phong thủy, cổng của ngôi nhà cần phải đón được khí, có thể tụ khí nhưng cũng không được để khí bị đè chết
Cổng là một yếu tố quan trọng giúp tạo nên vẻ đẹp lãng mạn và mộc mạc cho nhà vườn. Vì vậy khi xây cổng, gia chủ cần lưu ý đến một số điểm sau đây để có cổng vừa đẹp vừa hợp với phong thủy của khu nhà.
Với một ngôi nhà vườn, cổng chính là điểm để lại ấn tượng đầu tiên khi khách bước vào nhà. Khác với cổng của nhà phố thường được thiết kế hiện đại và chắc chắn, cổng nhà vườn lại thiên về vẻ mộc mạc, thanh mảnh và yên bình.
Để có sự đồng nhất cho không gian, cổng nhà vườn thường được làm từ những chất liệu thân thuộc với thiên nhiên như gỗ, tre, nứa… Vì thế, để thiết kế một chiếc cổng hợp phong thủy trong toàn bộ tổng thể nhà vườn không phải là điều quá khó.
Làm cổng nhà vườn là một nghệ thuật. Theo nguyên lý “tụ khí” trong phong thủy, cổng của ngôi nhà cần phải đón được khí, có thể tụ khí nhưng cũng không được để khí bị đè chết. Các công trình nhà vườn luôn có ưu thế về diện tích nên khi xây, bố trí cổng, gia chủ có thể thoải mái trong việc chọn vị trí cho nó.
Với mục đích tạo cảnh quan và đường đi cho khí, đường vào phía trước cổng nhà nên có hình dạng cong tạo thành hình chữ chi giúp các luồng khí được lưu thông thuận lợi. Nhờ đó, sự nghiệp của gia chủ cũng được hanh thông, nhà cửa êm ấm, gia đình hạnh phúc.
Cổng nên có kích thước phù hợp với kích thước của ngôi nhà. Nếu cổng quá lớn so với ngôi nhà, vận mệnh của gia chủ sẽ bị tác động xấu. Nếu cổng có kích thước quá nhỏ, khí vào nhà sẽ bị hạn chế và gây ra sự bất đồng trong gia đình.
Theo quan niệm của phong thủy, khi thiết kế cổng nhà nói chung và cổng nhà vườn nói riêng, nên làm thành hình vòng cung úp xuống để giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc.
Khung cảnh nhà vườn cần luôn xanh mát với những bóng cây um tùm. Tuy nhiên, với cổng nhà thì nên chặt bớt những tán cây che phủ quá sum sê. Cổng là yếu tố tượng trưng cho sự nghiệp nên gia chủ cần giữ sáng sủa nhất có thể. Chúng ta chỉ nên trồng thêm những cây hoa leo trên cổng và hàng rào nối với cổng nhằm kích hoạt luồng khí tốt vào nhà, tăng sự thích thú cho các vị khách ghé thăm.
Cổng nhà vườn nên được xây cao hơn mặt đường bởi nếu nằm ở vị trí thấp hơn thì sẽ tạo ra phong thủy không tốt, hạn chế khí và khiến các thành viên sống trong nhà cảm thấy bất ổn và bị mắc kẹt. Nếu không may rơi vào trường hợp này, bạn có thể hóa giải bằng cách giữ lối đi từ cổng vào nhà được sáng sủa nhất và trồng thật nhiều cây.
Từ cổng vào nhà nên có một khoảng không gian rộng rãi, bằng phẳng. Khu vực này rộng rãi sẽ giúp tầm nhìn được thông suốt, không gặp trở ngại. Không gian thoáng đãng cũng giúp tư duy chủ nhân được khai thông, mạch lạc, việc học tập cũng như sự nghiệp đạt được nhiều thành công.
Nhà vườn thường có diện tích rộng nên khi bố trí cổng cần tạo một khoảng nhất định giữa cổng và nhà, tạo một khuôn viên xanh nhỏ, giúp không khí xung quanh luôn trong lành, tươi mát. Khi con người được hòa mình cùng môi trường trong lành, rộng thoáng thì tâm hồn cũng thấy tĩnh tại, nhẹ nhõm hơn.
Theo Tuoitre
Tags: cổng nhà, may mắn, phong thủy, tài lộc, vượng khí, đón khí
Leave a Reply