Chiều cao thông thủy cho nhà ở, văn phòng là gì ?
Sát khí trong những phòng quá cao thuộc “dương sát”, làm hao tổn vượng khí, gây bệnh ở hệ hô hấp. Sát khí do phòng quá thấp gây ra thuộc “âm sát”, khiến gia nghiệp không phát triển, đồng thời gây các bệnh về hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn. Đây chính là nguyên lý “dương khí quá vượng thì hao tán, âm khí quá vượng thì tù đọng” của phong thủy.
Theo phong thủy, chiều cao thông thủy của một căn nhà cũng cần được coi trọng vì trần nhà quá cao hoặc quá thấp đều tạo ra sát khí, cần được hóa giải để giữ gìn vận khí gia trạch, đảm bảo sức khỏe và tiền tài cho các thành viên trong gia đình.
Đối với những căn hộ, phòng làm việc thấp dưới 2,40m, cần phải tăng cường thông khí, sàn nhà phải bảo đảm luôn khô ráo sạch sẽ – Ảnh minh họa.
Thực tế cho thấy, người thường xuyên sống, làm việc trong những gian phòng quá cao dễ mắc các bệnh về tai mũi họng, khô da, cảm mạo…; ngược lại, phòng thấp dưới mức tiêu chuẩn sẽ gây bệnh về hệ tiêu hóa, tim mạch, bệnh ngoài da, mẩn ngứa, tinh thần mệt mỏi.
Sát khí trong những phòng quá cao thuộc “dương sát”, làm hao tổn vượng khí, gây bệnh ở hệ hô hấp. Sát khí do phòng quá thấp gây ra thuộc “âm sát”, khiến gia nghiệp không phát triển, đồng thời gây các bệnh về hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn. Đây chính là nguyên lý “dương khí quá vượng thì hao tán, âm khí quá vượng thì tù đọng” của phong thủy.
Phong thủy cho rằng, mỗi không gian kiến trúc là một tiểu thái cực, bao hàm đủ bốn phương tám hướng và âm dương ngũ hành. Theo đó, mỗi gian phòng có một hệ khí trường riêng, được chia làm 3 tầng, lần lượt từ mặt sàn lên đến trần nhà, đó là: Thái âm, thái dương và thái hòa. Tầng thái âm có nhiều sát khí âm, dao động ở độ cao khoảng 40cm tính từ mặt sàn nhà. Tầng thái dương có nhiều sát khí dương, dao động ở khoảng cách 60cm tính từ trần nhà. Khoảng cách giữa tầng thái âm và thái dương gọi là tầng thái hòa – tức tầng sinh khí.
Tầng thái hòa là tuyến giao thoa của khí âm và khí dương, là “tuyến thở” của con người. Khi chiều cao gian phòng thay đổi hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn, độ lớn của các tầng khí cũng thay đổi theo. Trần càng cao thì tầng thái dương càng lớn, trần thấp khiến tầng thái âm dâng cao. Bởi vậy người sống và làm việc ở những phòng quá cao thường bị nhiễm sát khí dương, người thường xuyên làm việc ở phòng quá thấp thì bị nhiễm âm sát.
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, nồng độ thán khí cho phép đối với không gian sống, làm việc là dưới 0,1%. Đây là mức cho phép trong bộ tiêu chuẩn đánh giá môi trường sinh thái quốc tế.
Để đảm bảo tỉ lệ nêu trên, tức là khí thái dương và khí thái âm luôn ở mức quân bình, không xâm lấn khí thái hòa ở tuyến thở của con người, chiều cao thông thủy của nhà ở, phòng làm việc được khuyến cáo thiết kế theo những tham số dưới đây:
Phòng rộng từ 30m2 trở lên, chiều cao thông thủy phải đạt từ 3,25m đến 4,10m. Với chiều cao này, tầng dương sát sẽ nằm phía trên và không gây ô nhiễm tuyến thở. Phòng có diện tích nhỏ hơn 30m2, chiều cao thông thủy phải bằng hoặc lớn hơn 3,15m. Nếu cao 2,80m thì tầng dương sát sẽ trùng với tuyến thở. Loại phòng này chỉ phù hợp với công việc văn phòng (người làm việc thường xuyên ngồi bên bàn).
Tuyến thái hòa (sinh khí) của mọi căn phòng nằm trong khoảng từ 1,80 – 2,50m so với mặt sàn. Phong thủy khuyến cáo, chủ nhà không nên treo quạt trần với độ cao cách mặt sàn nhỏ hơn 2,80m, để tránh làm loãng và khô không khí ở tuyến thở. Những gian phòng thấp hơn 2,80m không nên sử dụng quạt trần hoặc quạt tường, tốt nhất là sử dụng điều hòa hoặc quạt thông gió.
Để hóa giải khí dương sát, các ô thoáng quanh trần nhà cần thiết kế cách cổ trần khoảng 15cm và chiều rộng ô thoáng không quá 35cm, nhằm đảm bảo tán sát khí ở tầng thái dương, giữ gìn sinh khí ở tuyến thở. Những phòng lớn có sức chứa hàng trăm người trở lên, chiều cao thông thủy phải tương ứng với diện tích phòng, thông thường phải đạt 5,50m đến trên 6m. (Phòng giao ban, phòng họp có sức chứa dưới 30 người thì không nên cao quá 5m).
Về tiêu chuẩn, chung cư, văn phòng làm việc… phải cao tối thiểu 2,81m. Nhưng hiện nay nhiều khu chung cư, khu văn phòng chỉ cao khoảng 2,40m – 2,60m. Đây là chiều cao “ô nhiễm”, khiến tỉ lệ thán khí trong phòng vượt quá mức cho phép 0,1%.
Để hóa giải sát khí cho những căn hộ, phòng làm việc không đạt tiêu chuẩn về chiều cao, có thể tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng những biện pháp sau đây: Phòng cao quá thì chỉ cần thiết kế hệ thống trần phụ (có thể bằng thạch cao), sao cho tỉ lệ diện tích và chiều cao phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trên. Đối với những căn phòng không thể thay đổi chiều cao, cách hóa sát tốt nhất là thiết kế ô thoáng, dùng quạt thông gió thay cho quạt trần, quạt tường và định kỳ mỗi ngày mở cửa sổ, bật quạt để thay đổi không khí trong phòng vài lần.
Đối với những căn hộ, phòng làm việc thấp dưới 2,40m, ngoài việc tăng cường thông khí, sàn nhà phải bảo đảm luôn khô ráo sạch sẽ. Hệ thống bàn ghế, giường tủ nên có chân hoặc kê chân sao cho mặt giường, mặt ghế ngồi cao 45cm đến trên 50cm so với mặt sàn. Tuyệt đối không kê giường, đệm ngủ hoặc bàn uống nước, bàn làm việc sát mặt đất như phong cách của Hàn Quốc, Nhật Bản.
Kết hợp thực hiện đúng các nguyên tắc nêu trên, hệ khí trường trong ngôi nhà, phòng làm việc của bạn chắc chắn luôn được đảm bảo, góp phần quan trọng tăng vượng khí và giữ gìn sức khỏe con người.
Đoan Trang
Tags: ám khí, chiều cao thông thủy, chiều cao văn phòng, dương khí, may mắn, nhà ở, sát khí, văn phòng
Leave a Reply