Cách viết đề án kinh doanh để vừa đúng vừa hay và thu hút
Đề án kinh doanh là việc đầu tiên cần làm, cũng là một khâu then chốt trong quá trình khởi sự kinh doanh. Một bản đề án kinh doanh đúng giúp chính bạn có cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh mà mình sẽ tiến hành. Một bản đề án kinh doanh hay giúp bạn dễ dàng thuyết phục người nghe – đôi khi chính là nhà đầu tư tiềm năng.
Trong buổi tập huấn cho những thí sinh sẽ thi Vòng chung khảo Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (GTTNLVC) 2015 (bảo vệ đề án kinh doanh), các doanh nhân đã chia sẻ nhiều kỹ năng để viết một bản đề án kinh doanh có thể đáp ứng yêu cầu vừa đúng vừa hay. Đó là những kinh nghiệm giá trị dành cho tất cả những ai đang chuẩn bị bước chân vào con đường kinh doanh.
“Tóm lược ý tưởng kinh doanh” phải ấn tượng
- Hãy truy cập vào website Mạng Việc Làm , nơi cung cấp cho bạn các mảng về Tìm Việc Làm , Tìm Việc Nhanh , từ đó gợi ý cho bạn những công việc phù hợp và lâu dài.
“Tóm lược ý tưởng kinh doanh” cần đầy đủ nhưng phải ngắn gọn. Trong dung lượng lý tưởng khoảng 1 trang A4, người viết phải trình bày được các ý:
– Ý tưởng có gì mới.
– Ý tưởng có khả thi không.
– Ý tưởng kinh doanh này mang lại lợi ích gì cho cá nhân và cộng đồng. Những đề án nêu được lợi ích cộng đồng sẽ được đánh giá cao.
Phần này rất quan trọng, nó thể hiện tâm huyết và thái độ nghiêm túc của người viết.
“Tổng quan thị trường” phải có khảo sát thị trường
Người viết cần chứng minh sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và sự hiểu biết tình hình cạnh tranh tiềm năng bằng những con số cụ thể.
Tài liệu chứng minh có thể là thông tin thứ cấp như có sẵn trên internet, sách, báo,… hoặc nguồn thông tin sơ cấp có được qua tự thu thập bằng nghiên cứu định tính hoặc định lượng (như phỏng vấn, lập các biểu mẫu khảo sát online). Mọi số liệu, dẫn chứng, nghiên cứu đều phải được dẫn nguồn rõ ràng.
- Vấn đề Tìm Việc hiện nay khá khó khăn, nhưng bạn đừng quá lo lắng, Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!
Phần này thể hiện tính khách quan, có cơ sở của đề án. Người viết cũng cần đảm bảo quy trình nghiên cứu thị trường theo công thức: R + STP + MM + I + C.
“Mục tiêu đề án” phải thể hiện bằng con số
Người viết cần trình bày mục tiêu đề án bằng những con số cụ thể bằng công thức SMART, chứng minh dự án có thể đo lường được kết quả trong một thời gian xác định (nên có tầm nhìn 3 năm).
“Khách hàng mục tiêu” phải rõ ràng
Người viết cần xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình là nhóm đối tượng nào, tránh trường hợp sản phẩm “dành cho bạn, cho tôi, cho tất cả mọi người”. Đối tượng khách hàng rộng cũng khiến tác giả không thể phân tích sâu và kỹ các chiến lược thị trường. Đồng thời, một sản phẩm dành cho mọi người cũng không phải là sản phẩm tốt và mất yếu tố cạnh tranh.
Thông tin nhân khẩu học (họ là ai, giới tính, độ tuổi, tâm lý, thu nhập) cũng rất thuyết phục. Nếu khách hàng là doanh nghiệp thì cần xác định quy mô doanh nghiệp, thuộc ngành nghề gì, ở đâu…
Ông Nguyễn Thanh Tân – Tổng giám đốc Công ty Brainmark chia sẻ với các thí sinh: “Hàng năm, Nelson Việt Nam đều cập nhật thu nhập của người Việt, thí sinh có thể căn cứ vào dữ liệu này để xác định đối tượng, phân khúc khách hàng chính xác hơn. Đồng thời, thí sinh cũng cần giải quyết các vấn đề như: Khách hàng mục tiêu có bao nhiêu người? Họ sẽ chi bao nhiêu tiền cho sản phẩm của bạn? Trong nhiều trường hợp, khách hàng của bạn có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ đó, tuy nhiên dung lượng quá nhỏ sẽ khiến dự án của bạn vẫn sẽ không thành công. Vì thế muốn thuyết phục, đề án bạn phải chứng minh dung lượng thị trường lớn”.
“Định vị thương hiệu” phải rõ ràng
Khi tham gia vào một thị trường đã có sẵn, sản phẩm/dịch vụ phải tìm được thị trường ngách và tạo nên sự khác biệt, tạo được ấn tượng trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Để có được điều đó, người viết phải hiểu nhu cầu của thị trường, tâm lý khách hàng và xác định mình khác biệt gì về chất lượng, dịch vụ so với đối thủ.
Sản phẩm phải có tính khả thi
Người viết cần nêu được đặc tính, lợi ích, nguyên liệu, cách chế biến, địa điểm kinh doanh của sản phẩm/dịch vụ mà mình sẽ đưa ra thị trường… Đặc biệt, cần nêu bật sự khác biệt của sản phẩm với các sản phẩm đã có trên thị trường.
Người viết cần lưu ý về “chu kỳ sống của sản phẩm”. Theo đó, sản phẩm đạt cực đại là khi ở giai đoạn bão hòa. Vì vậy đề án cần chuẩn bị phương án dự phòng khi đối thủ cạnh tranh xuất hiện hay thị trường bị thu hẹp.
Định giá bán phải hợp lý
Người viết cần xác định giá bán sản phẩm dựa trên định vị, thị trường mục tiêu, khách hàng, giá của đối thủ để định giá bán hợp lý.
Lưu ý: Giá bán sản phẩm không phụ thuộc vào định vị thương hiệu mà được xác định dựa trên phân khúc khách hàng mà sản phẩm hướng đến. Đây là hai khái niệm dễ nhầm lẫn.
Kênh phân phối phải cụ thể
Đề án cần nêu rõ sơ đồ phân phối là B2B hay B2C và chứng minh sản phẩm mình cung cấp cho khách hàng nào là chủ yếu, chiếm bao nhiêu phần trăm, từ đó xác định được dùng những kênh phân phối nào.
Tác giả cũng cần giả định số lượng điểm bán sản phẩm để có cơ sở tính toán doanh thu sao cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Trong trường hợp, đề án kinh doanh là bán diện tích trang web thì kênh phân phối chính là cách làm thế nào để người tiếp cận được không gian đó. Ví dụ, có bao nhiêu chi nhánh, bao nhiêu kênh để khách hàng tiếp cận trang web của mình. Tác giả có thể tìm hiểu thêm về kênh phân phối online để xây dựng đề án tốt hơn.
Kế hoạch truyền thông phải hiệu quả
Tác giả cần xác định thời gian biểu của khách hàng mục tiêu trong 24 giờ, từ đó xây dựng được kế hoạch truyền thông: quảng cáo trên kênh nào, mật độ quảng cáo ra sao, đưa thông tin lên mạng xã hội thời điểm nào… để có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu và chiếm lấy tâm trí khách hàng.
4 điểm cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch nhân sự
– Có tổ chức công ty hay không, ai là người điều hành, ai giữ những vị trí nhân sự, quản lý gì.
– Kế hoạch nhân sự phải có mô tả về chức năng của bộ phận.
– Hệ thống nhân sự cần bao nhiêu người, từ đó đưa ra chi phí nhân sự hợp lý.
– Bảng chi phí hành chính phải chỉ ra dự án cần máy móc gì, công cụ làm việc gì và chi phí bao nhiêu.
Kế hoạch tài chính
Người viết cần đảm bảo các yêu cầu:
– Chứng minh đề án lãi/lỗ như thế nào. Chú ý: Nhiều đề án quên yếu tố này khiến đề án thiếu thuyết phục.
– Phải có tính định lượng như: Dòng tiền như thế nào, thực hiện bảng tính NPV và IRR và rút ra kết luận đề án có đáng để đầu tư hay không.
– Người viết cần hiểu về luật để giả định doanh nghiệp của mình có phải đóng thuế hay được miễn giảm thuế.
– Đề án nào có vay ngân hàng thì cần bảng Excel để chỉ ra số vốn tự có, số vốn vay bao nhiêu, lãi suất, trong thời gian bao lâu… Lưu ý cần tính lãi theo số dư giảm dần theo thời gian. Đây là những yếu tố thể hiện sự hiểu biết và kiến thức tài chính của tác giả.
Chi phí giá vốn bao gồm: chi phí trực tiếp, gián tiếp, kể cả chi phí thử nghiệm, nghiên cứu cũng cần được đưa vào dự án một cách giả định.
Doanh nhân Đinh Hà Duy Trinh – Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Công nghệ tin học HPT gợi ý thí sinh nên sử dụng bản đồ tư duy (Mind map) để quản lý đề án cũng như các hạng mục cần tính toán. Đề án cần có các con số cụ thể, được tính toán kỹ lưỡng, thực hiện rõ ràng trên bảng tính Excel.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply