4 nguyên tắc trong phong thủy cơ bản cần lưu ý khi làm nhà
Dựa trên hình dáng, màu sắc, tính chất của các loại cây để lựa chọn trồng cây cây tương sinh với mệnh của gia chủ là tốt nhất. Ví dụ người mệnh Hỏa nên chọn những cây mệnh Mộc vì Mộc sinh Hỏa.
Bài trí cây xanh là một trong những nguyên tắc quan trọng khi xây nhà. Cây cỏ xanh tươi sinh khí thịnh vượng sẽ che chở cho địa mạch.
Từ xưa ông bà ta có câu “An cư lạc nghiệp”, chính vì vậy để ổn định cuộc sống mục tiêu đầu tiên là có một chốn trở về bình yên. Để xây được ngôi nhà thuận phong thủy mang lại may mắn, sức khỏe, hạnh phúc yên ấm, tiền tài… cho gia chủ chưa bao giờ là điều đơn giản. Từ việc chọn vị trí đến việc thiết kế kiến trúc ngôi nhà, từ việc lựa chọn đến chăm sóc cây xanh… đều vô cùng quan trọng. Đôi khi chỉ một lỗi nhỏ sai nguyên tắc phong thủy cũng có thể dẫn đến hậu họa khôn lường.
Yếu tố phong thủy là của phong (gió), thủy (nước) với dương trạch (xây dựng nhà ở) thì sản phẩm kết tinh của phong thủy được thể hiện trên mặt đất là cây cối. Cây cối xanh mướt, tươi tốt nói lên sự thịnh vượng của gia đình, đồng thời thể hiện mảnh đất đó lành.
Khi phân tích về một mảnh đất cụ thể cần phải biết hướng gió, nước đến và đi ra sao, tác động tốt hay xấu cho nhà mình. Sau khi chọn được vị trí để xây nhà thì yếu tố quan trọng tiếp theo cần xem xét là bố cục, vị trí ngôi nhà và việc sắp xếp cảnh quan xung quanh.
Dưới đây là 4 nguyên tắc phong thủy cơ bản nhất khi bắt tay vào xây nhà cần xem xét do KTS Vũ Quang Định tư vấn:
1. Vị trí xây nhà
Việc đầu tiên cần làm khi xây nhà là xác định tâm và trục của mảnh đất. Định vị ngôi nhà trên trục ‘long mạch đó’. Vị trí ngôi nhà sẽ xây nên lùi về phía sau trục long mạch. Sau đó, cần xác định hình tượng xung quanh ngôi nhà để bảo vệ và che chở cho nhà.
– Thanh Long vị trí ở phương Đông, bên trái. Tượng là con rồng xanh. Ở vị trí của Thanh Long này người xưa thường dùng làm lối đi dẫn vào sân nhà. Ở nơi đây, gia chủ nên bố trí gò thấp, trải dài lấy thế con rồng xanh, kết hợp với trồng cây xanh.
– Bạch Hổ vị trí ở phương Tây, bên phải. Tượng là con hổ trắng. Ở vị trí của Bạch Hổ nên bố trí gò cao hơn, không trải dài, lấy thế của con hổ ngồi.
– Huyền Vũ vị trí phương Bắc, phía sau. Tượng là con rùa đen. Có thể làm gò cao, tạo thế lợi ôm vào ngôi nhà. Ở vị trí này người xưa thường trồng cây mít, cây chuối nhằm che chở và tránh gió lạnh ùa vào nhà.
– Chu Tước vị trí phương Nam, phía trước. Tượng là chim sẻ đỏ. Phía trước ngôi nhà nên có cây xanh. Ngoài ra, nên có nước, nếu không có thể đào thêm sẽ rất tốt. Nước giúp cân bằng không khí cho toàn bộ khu đất. Bên cạnh đó, cũng cung cấp thêm bầu không khí trong lành cho người sống trong nhà.
Ngôi nhà thường được bố trí hơi lùi về phía sau trục long mạch. Phía trước ngôi nhà thông thoáng, phía sau vững chắc. Cây cối trên đất tốt tươi được xem là một dấu hiệu đất “vượng”.
2. Bố trí cây xanh
Trong khi thiết kế bất cứ ngôi nhà nào cũng nên dành diện tích cho cây xanh. Không gian sống nào cũng cần có sự hiện diện của màu xanh cây cỏ. Yếu tố Mộc giúp căn nhà thêm gần gũi thiên nhiên. Về ý nghĩa phong thủy có tác dụng tăng cường sinh khí cho ngôi nhà.
Cây xanh tươi tốt được trồng để che chắn cho ngôi nhà.
Ở nhà phố chật hẹp cây xanh phần nào giúp thanh lọc không khí ô nhiễm giúp mỗi người đều cảm thấy dễ chịu hơn. Ở nông thôn cây cối như một tấm áo choàng bao bọc ngôi nhà. Ở vùng thâm sơn, cùng cốc, cây cối lại giúp cản khí lạnh cho nhà. Cây cỏ xanh tươi sinh khí thịnh vượng, che chở cho địa mạch.
Cây xanh có tác dụng làm đẹp, ngoài ra còn có thể hóa giải những bất lợi của ngôi nhà về mặt phong thủy. Một chậu cây cảnh xinh xinh đặt ở nơi ít di chuyển giống như tấm bình phong cản trở khí xấu cho ngôi nhà. Vì vậy khi xây nhà, gia chủ nên dành diện tích tạo không gian xanh cho cây cỏ, hoa lá.
3. Trồng cây theo bản mệnh
Hai năm tương ứng một bản mệnh, ta có thể xác định bản mệnh của từng người dễ dàng. Nó gắn liền với tính chất của vật chất trong tự nhiên. Mộc là cây cối, Hỏa là lửa, Thổ là chất đất, Kim là kim loại, và Thủy là nước. Vì vậy căn cứ vào tính tương sinh tương khắc ngũ hành thì cây cối cũng được phân định dựa vào tính chất, hình dạng, màu sắc.
Khi trồng cây nên lựa chọn cây tương sinh với bản mệnh của mình.
Cây mệnh Mộc thường có dạng thô, tán cây bằng phẳng, không sắc nhọn như cây mệnh Hỏa hay Kim, không uốn lượn như cây mệnh Thủy. Cây mệnh Hỏa là những cây nhiều màu đỏ, như cây tía tô, cây trạng nguyên. Những cây có hoa, lá màu vàng là cây mệnh Thổ, màu trắng là Kim. Còn những cây có hình dáng uốn lượn, như cây liễu với hình dáng nhẹ nhàng, uyển chuyển là thuộc Thủy.
Dựa trên hình dáng, màu sắc, tính chất của các loại cây để lựa chọn trồng cây cây tương sinh với mệnh của gia chủ là tốt nhất. Ví dụ người mệnh Hỏa nên chọn những cây mệnh Mộc vì Mộc sinh Hỏa.
4. Trồng cây đúng phương
Đối với nhà vườn, hay nhà có khuôn viên rộng thì việc trồng cây là điều vô cùng cần thiết. Thông thường, gia chủ hay thích những loại cây gần gũi, mộc mạc và đậm chất thôn quê. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý đến phương hướng, để bố trí sao các loại cây sao cho hợp tự nhiên.
Ví dụ cây dương liễu nên trồng các phương Bính, Ngọ, Đinh, Mùi. Cây Tùng nên trồng ở phương Sửu, Dần, Giáp, Mẹo. Cây táo ở phương Nam. Cây hoa đào ở phương Bắc. Cây dâu ở phương Tây Nam. Vườn lớn nhiều cây nên trồng ở phương Thìn, Tốn, Tỵ. Vườn trung bình nên ở phương: Tuất, Kiền, Hợi.
Tags: cách làm nhà theo phong thủy, cách xây nhà theo phong thủy, làm nhà theo phong thủy, phong thủy làm nhà
Leave a Reply