Phong thủy giúp xua tà khí cho ngôi nhà lâu ngày không người ở
Việc chuyển nhà cần tránh các ngày Tam Nương (mùng 3, 7,13,18, 22, 27) hoặc 5, 14, 23 (Dương công kỵ nhật) hay ngày sát chủ, địa họa, thiên tai, bởi những ngày này thường kiêng kỵ việc xuất hành.
Những ngôi nhà đã lâu không có người ở hay nhà mới thường mang lại cảm giác lạnh lẽo cho người ghé thăm hoặc chủ mới. Tuy nhiên, trong phong có khá nhiều cách khắc phục điều này.
Thông thường, nhà đã lâu không có người ở hay nhà mới thường mang lại cảm giác lạnh lẽo, ảm đạm cho người ghé thăm, hay người ở cho dù đó là nhà mặt phố, là căn hộ chung cư hay cả biệt thự rộng rãi với khuôn viên cây cảnh xung quanh. Vì thế, bạn cần phải biết phong thủy xua tà khí cho ngôi nhà lâu ngày không người ở, tránh ảnh hưởng xấu tới gia chủ.
Dưới đây là những biện pháp phong thủy xua tà khí cho ngôi nhà lâu ngày không người ở.
1. Các cách xua đuổi khí xấu
Hiện có nhiều cách để xua đuổi tà khí xấu cho ngôi nhà, sau đây là một số cách đơn giản và hiệu quả nhất:
Trấn nhà
Thuật phong thủy cho biết, trấn trạch là để đảm bảo cho ngôi nhà, công sở được vững vàng và những người sống trong môi trường đó được cát lành. Ngày trước, khi nhà còn xây trên nền đất, khi dọn vào nhà mới người ta thường lấy các mẩu vàng găm (đá khoa học phong thủy) nhỏ, hay 8 đồng xu chọn ở 4 goc nhà, tượng trương cho tiền tài vào tứ phương và xua đi tà khí trấn nhà nhằm có được cát tường. Hiện tại, việc đó được gia chủ làm trước khi lát gạch cho sàn nhà. Trường hợp căn nhà bạn dọn đến không cần phải sửa lại sàn nhà, bạn hãy bỏ vàng găm và tiền xu vào một cái lọ nhỏ để trong góc nhà hay góc cửa cũng mang ý nghĩa tài lộc. Mặt khác, cũng có thể để vài mẩu vàng găm vào trong bát nhang địa tài, bởi Thổ sinh Kim, mang lại tài lộc cho chủ nhân. Bạn có thể hãy thay vàng găm bằng thạch anh trắng cũng mang ý nghĩa tương tự. Tuy nhiên, công năng của thạch anh cao hơn, bởi từ tính của nó thuộc loại mạnh nhất và ổn định nhất trong các loại đá phong thủy. Theo đó, khi sử dụng thạch anh trong nhà sẽ giúp ổn định từ trường, sẽ điều tiết chướng khí, đồng thời mang đến tài lộc cho gia chủ.
Đốt nến
Bạn hãy đốt một cây nến rồi đặt ở góc Đông Nam trong nhà và theo dõi ánh lửa. Lúc đó, người dùng phải khép kín cửa, nhằm tránh gió lùa để dễ dàng theo dõi hướng cháy cửa lửa. Một khi nhà để quá lâu, có độ ẩm cao và khí xấu thì ánh lửa sẽ lập lòe chứ không cháy đứng ngọn. Vì vậy, việc đốt nến sẽ giúp xác định tình trạng của ngôi nhà cũng như kiểm soát được khí lưu trong nhà.
Theo phong thủy, đốt nến là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả để kiểm soát
được khí lưu trong nhà
Xông nhà
Với thuốc xông là hỗn hợp cac loại rễ cây, bột trầm hương, hương liệu và nhang thơm sẽ giúp xua đi chướng khí tích tụ lâu ngày trong nhà và đuổi các loại côn trùng có hại. Bạn dùng một cái siêu để đốt các nguyên liệu cho khói lan tỏa khắp ngôi nhà. Nguyên tắc là, xông từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, xông kỹ những góc tường hứng nước mưa nhiều có ẩm mốc cao. Bạn hãy bật hết đèn trogn nhà lên khi xông, vừa để thấy rõ hiện trạng hư hại (nếu có) vừa tăng dương khí cho căn nhà. Trường hợp nhà chưa có điện, hoặc bị cắt điện thì hãy tăng cường dương khí bằng cách nhóm bếp than rồi đem một chậu cây xanh đặt vào hướng Nam hay hướng Đông trong nhà.
Treo chuông gió
Phong linh – chuông gió là công cụ dẫn dắt khí luân chuyển trong nhà, cửa ra vào hoặc cửa sổ là những nơi thích hợp để treo chuông gió. Mặt khác, bạn hãy chọn chuông gió bằng kim loại có thể phát ra âm thanh lớn, điều đó ứng với cung Thương của ngũ âm cổ. Phong thủy học cho rằng, loại chuông gió này thuộc hành Kim, tức tiền tài sẽ theo gió vào nhà bạn. Người xưa cũng quan niệm, với âm thanh của kim khí có thể xua đi tà ma dịch bện, báo hiệu người đến cư ngụ, tăng dương khí và mang lại may mắn cho chủ nhân.
2. “Người âm” hãy tránh xa.
Dùng đèn ngũ hành
Theo phong thủy, đại diện cho đèn ngũ hành là Kim. Bởi hình dáng đèn ngũ hành giống với chiếc tháp gồm đủ 5 yếu tố ngũ hành được thể hiện qua 5 phần của đèn: vuông, tròn, tháp nhọn, ong dài. Được biết, chiếc đèn ngũ hành phổ biến nhất có chiều cao khoảng 13cm, được làm bằng đồng rỗng, có 3 phần: Phần đầu (có tác dụng như chiếc lư hương), kế là phần giữa và chân đèn. Cũng có đèn ngũ hành gồm 4 phần: Nắp, phần miệng hình bình bát, vặn hình chóp, phần như chiếc đèn ngủ và phần chân đế vuông. Bạn hãy cho một ít trà, muối, gạo vào miệng bình, phần chân thân đế sẽ chứa một ít đất lay trong sân nhà. Ngoài ra, trên thân đèn có thể sẽ có một câu thần chú được khắc vào đồng. Hơn nữa, nó chứa đựng những mảnh đá dạng hình cầu, tinh thể như hematite, pyrite, sắt và đồng. Những tinh thể này sẽ có tác dụng đẩy lùi năng lượng xấu. Bạn cũng có thể gắn thêm một dây ruy băng mau đỏ hoặc quả tua lên đèn để tăng cường sức mạnh bảo vệ.
Chọn ngày chuyển nhà
Hoàn tất việc xua đuổi tà khí thì bạn có thê chuyển đến ở, tuy nhiên, bạn cũng nên nghiên cứu để sắp xếp đồ đạc dẫn các nguồn năng lượng tốt theo đường mình muốn. Điều quan trọng tiên quyết chính là chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà. Theo đó, ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình. Thêm nữa, việc chuyển tới nhà mới phải thực hiện chính xác theo ngày giờ đã chọn sẵn và chỉ duy nhất người trong nhà mới được có mặt vào thời điểm này.
Về ngày chuyển nhà cũng có một số cấm kỵ như sau: Theo quan niệm truyền thống, đại kỵ tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Bởi vì tháng 3 có tiết Thanh minh, còn tháng 7 có tiết Vu lan là 2 tiết có quan hệ đến người chết. Vì thế, việc chuyển nhà vào những thời điểm đó dễ kinh động đến người chết nên không tốt. Trường hợp phải chuyển nhà gấp do thiên tai, hay hỏa hoạn thì cũng phải cần nhắc những yếu tố phong thủy cơ bản nhất.
Đại kỵ ngày Tam nương, Sát chủ
Việc chuyển nhà cần tránh các ngày Tam Nương (mùng 3, 7,13,18, 22, 27) hoặc 5, 14, 23 (Dương công kỵ nhật) hay ngày sát chủ, địa họa, thiên tai, bởi những ngày này thường kiêng kỵ việc xuất hành.
Ngoài ra nên chọn ngày chuyển theo hướng nhà. Theo đó, nhà quay hướng nào thì thuộc hành đó nên cần tránh những ngày thuộc hành khắc với hành của hướng nhà. Chẳng hạn nhà hướng Nam thuộc hành Hỏa nên kỵ ngày thủy vượng. Những ngày thủy là các ngày Thân, Tí, Thìn.
Tránh ngày xung với bản mệnh những ngày mà thiên can hoặc địa chi xung với tuổi chủ nhà thì không nên chuyển. Ví dụ, người tuổi Qúy Tị nên tránh chuyển nhà ngày Quý Tị, Qúy Hợi, Kỷ Tị, Kỷ Hợi, Đinh Tị, Đinh Hợi vì đó là 6 ngày trực xung với mình. Cụ thể, can Quý thuộc hành Thủy còn can Đinh thuộc hành hỏa khắc nhau, can Kỷ hành Thổ khắc hành Thủy cho nên tránh. Còn tránh ngày Quý Tị vì ngày đó có thiên can địa chi trùng với can chi của tuổi.
Tags: bày trí phong thủy nhà ở, bố cục nhà ở, bố cục nhà ở theo phong thủy, bố trí phong thủy nhà ở, chọn hướng đặt nhà ở, lỗi cần tránh trong phong thủy nhà ở, lỗi trong phong thủy nhà ở, lỗi trong thiết kế nhà ở, nguyên tắc phong thủy nhà ở, nhà ở, nhà ở bày trí đúng phong thủy, nhà ở bố trí đúng phong thủy, nhà ở hợp phong thủy, nhà ở lỗi phong thủy, Phong Thủy Nhà Ở, thiết kế nhà ở bị lỗi phong thủy, điều cầm kỵ trong phong thủy nhà ở
Leave a Reply